Kết quả tìm kiếm cho "Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2024"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 35
Chiều 21/3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị thường niên, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025.
Hôm nay (19/3), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang rộn ràng niềm vui đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Đồng thời, là thành quả của hành trình 7 năm lập hồ sơ cho di sản vô giá này.
Hàng năm, mùa Xuân vừa trôi qua, An Giang khấp khởi chào đón mùa Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Như lời hẹn ước sắt son, bao dòng người lại trẩy hội về Châu Đốc - thành phố lễ hội tâm linh nổi tiếng. Năm nay, một sự kiện trọng đại tầm vóc quốc tế được ghi dấu, làm tăng thêm sức hấp dẫn cho lời hẹn.
“Để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, công tác cải cách hành chính (CCHC) phải chú trọng phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN). Trong điều kiện hiện nay, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), nhất là tăng trưởng đề ra rất cao, chuẩn bị tiền đề cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030, nên công tác CCHC góp phần hết sức quan trọng trong thực hiện đạt các mục tiêu phát triển KTXH đề ra”- Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Không khí Tết đang lan tỏa khắp nơi, cờ hoa rực rỡ, tất cả tạo nên bức tranh mùa Xuân tươi tắn, rạng rỡ. Niềm vui nhân đôi khi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang luôn được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Mới đây, chuyến thăm, chúc Tết của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Lương Cường và đoàn công tác Trung ương, cùng những phần quà ý nghĩa đã mang đến sự ấm áp cho người dân An Giang.
Với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền các cấp, cùng sự đồng lòng của Nhân dân, năm 2024, An Giang đã đạt những thành tựu đáng kể. Công tác xây dựng Đảng và dân vận đạt nhiều kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều tăng trưởng tốt, đời sống Nhân dân được cải thiện. Bên cạnh đó, quốc phòng - an ninh được tăng cường, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là 2 yếu tố không thể tách rời, đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. ĐBSCL, với tiềm năng lớn về nông nghiệp và năng lượng tái tạo, cần ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới, để nâng cao năng suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và xây dựng một hệ sinh thái sản xuất thân thiện với môi trường.
Để tăng cường sự kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác thiết thực giữa tỉnh An Giang với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, trong đó nòng cốt là 4 tỉnh ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp) và các tỉnh tham gia là Vĩnh Long, Hậu Giang, trong 2 ngày 17 và 18/12/2024, tại Trường Đại học An Giang, tỉnh An Giang đăng cai Diễn đàn Mekong Connect.
Năm 2024, đánh dấu sự phục hồi và tăng tốc trở lại của hoạt động du lịch (DL) An Giang. Năng lực phục vụ khách DL của ngành DL An Giang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng đúng tiêu chuẩn của ngành và nhu cầu của du khách.
Trong “tốp 50” điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL, Khu du lịch quốc gia Núi Sam (TP. Châu Đốc) góp mặt là điều dễ hiểu, bởi tầm ảnh hưởng, nổi tiếng của vùng đất này. Nơi ấy, có một biểu tượng tâm linh được người dân hết mực tôn kính: Bà Chúa Xứ núi Sam.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Tác động kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN) nói chung, DN Nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, các DN Nhà nước đã nỗ lực vượt qua thách thức, phát huy vai trò chủ đạo duy trì sản xuất - kinh doanh (SXKD).